Việc hiểu rõ các thuật ngữ trong chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư đi sâu tìm hiểu kiến thức chứng khoán một cách dễ dàng, nhanh nhạy và tiết kiệm thời gian hơn.

Thuật ngữ Cổ phiếu – Cổ tức
Cổ phần
Nguồn vốn của một tổ chức được chia thành các phần bằng nhau.
Cổ phiếu
Chứng chỉ được phát hành để xác nhận quyền sở hữu cổ phần.
Cổ phiếu phổ thông
Là loại cổ phiếu xác định quyền được biểu quyết đối với các quyết định lớn của công ty và được hưởng lợi ích hay cổ tức nhưng không cố định.
Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết
Là loại cổ phiếu có giá trị phiếu biểu quyết cao hơn nhiều so với cổ phiếu dạng phổ thông.
Cổ phiếu ưu đãi cổ tức
Là loại cổ phiếu xác định quyền được trả cổ tức cao hơn so với cổ phiếu phổ thông.
Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại
Là loại cổ phiếu xác định quyền được đơn vị phát hành hoàn vốn bất cứ khi nào theo yêu cầu hoặc theo các điều kiện được xác lập.
Cổ phiếu tiềm năng (Blue Chip)
Là cổ phiếu của các công ty hoạt động kinh doanh tốt, nhiều tiềm năng, có danh tiếng và thu nhập ổn định trong thời gian dài, rủi ro thấp.
Cổ đông
Là những cá nhân/tập thể sở hữu cổ phiếu.
Cổ tức
Là khoản lợi nhuận được chia cho cổ đông sẽ nhận được hàng năm từ công ty cổ phần (bao gồm cổ tức bằng tiền mặt và cổ tức bằng cổ phiếu).
Cổ tức cố định
Phần lợi nhuận được chia cho cổ đông mà không phụ thuộc kết quả kinh doanh của công ty.
Cổ tức thưởng
Phần lợi nhuận được chia cho cổ đông tùy phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
Thuật ngữ về Tài khoản chứng khoán
Sàn giao dịch
Là nơi trao đổi, mua bán chứng khoán, các hàng hóa, ngoại hối, các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn được bán và mua.
Tài khoản chứng khoán
Tài khoản giao dịch của nhà đầu tư đặt tại các công ty chứng khoán dùng để lưu ký và giao dịch chứng khoán.
Khối lượng giao dịch
Số chứng khoán được giao dịch trong phiên.
Thanh khoản
Thanh khoản là từ ngữ được dùng để chỉ khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản hay một loại sản phẩm.
Tài sản hoặc thị trường có tính thanh khoản càng cao thì khả năng chuyển đổi thành tiền mặt càng dễ dàng và linh hoạt.
Margin
Margin hay giao dịch ký quỹ hay đòn bẩy tài chính là những thuật ngữ dùng để đề cập đến việc nhà đầu tư có thể vay tiền từ công ty chứng khoán để đầu tư và thế chấp khoản vay bằng chính cổ phiếu mà nhà đầu tư đã mua.
Sử dụng margin có thể nâng cao lợi nhuận nhưng nếu dự đoán sai xu hướng giá việc sử dụng margin sẽ làm trầm trọng hơn khoản lỗ của nhà đầu tư.
Call margin, Giải chấp là gì?
Mỗi công ty chứng khoán sẽ đưa ra hệ số và kèm theo công thức tính của nó. Nếu vi phạm tỷ lệ đó sẽ được gọi ký quỹ (Call Margin). Khi đó, bạn sẽ phải nộp thêm tiền vào hoặc phải bán ra một phần cổ phiếu để duy trì đúng tỷ lệ nợ an toàn.
Nếu tỷ nợ vượt quá quy định cho phép thì công ty chứng khoán sẽ chủ động bán chứng khoán của bạn để thu hồi nợ (Giải chấp).
Thuật ngữ về thị trường
Thị trường chứng khoán sơ cấp
Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường mà tại đó chứng khoán được phát hành lần đầu tiên cho các nhà đầu tư. Vì là lần đầu tiên nên vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang cho tổ chức phát hành. Vậy nên, bản chất của hoạt động này chính là tăng vốn điều lệ trên thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán thứ cấp
Thị trường chứng khoán thứ cấp là thị trường mà tại đó chứng khoán được mua/bán lại giữa các nhà đầu tư sau khi đã được phát hành lần đầu ở thị trường chứng khoán sơ cấp.
Điều này làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán giữa các nhà đầu tư. Và do đó vốn điều lệ của tổ chức phát hành hoàn toàn không hề thay đổi gì trong quá trình này.
Thuật ngữ về các sản phẩm trên thị trường
Trái phiếu
Trái phiếu được hiểu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ mà người phát hành sẽ phải trả cho người sở hữu trái phiếu một khoản tiền cụ thể, trong một thời gian xác định với khoản lợi tức quy định trước.
Thị trường Việt Nam hiện nay có 3 loại trái phiếu phổ biến:
- Theo chủ thể phát hành: Trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, trái phiếu địa phương.
- Theo tính chất chuyển đổi: Trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu không chuyển đổi.
- Theo hình thức trả lãi: Trái phiếu cố định, trái phiếu chiết khấu, trái phiếu thả nổi.
Chứng chỉ quỹ
Theo Luật chứng khoán Việt Nam, chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng.
Về bản chất, chứng chủ quỹ cũng giống như cổ phiếu của một công ty, bởi nó là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu, hưởng lợi nhuận trên phần vốn góp và đặc biệt được niêm yết trên TTCK để mua bán giữa các nhà đầu tư. Tuy nhiên, cổ phiếu và chứng chỉ quỹ cũng có những điểm khác biệt cơ bản:
*
- Thứ nhất, chứng chỉ quỹ là phương tiện để thành lập quỹ của một quỹ đầu tư chứng khoán, mà ngành nghề hoạt động chính là đầu tư chứng khoán.
- Thứ hai, nhà đầu tư sở hữu chứng chỉ quỹ không có quyền biểu quyết hay quản lý công ty như cổ phiếu phổ thông, mọi quyền hành đều do công ty quản lý quỹ quyết định.
- Thứ ba, nếu mua chứng chỉ quỹ, công ty quản lý quỹ sẽ thay mặt nhà đầu tư sử dụng số vốn để ra quyết định đầu tư sinh lời và chia sẻ lợi nhuận với nhà đầu tư.
Chứng quyền có bảo đảm
Chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant) là một loại chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán (CTCK) phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán – chưa triển khai) chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.
Chứng quyền sau khi phát hành được niêm yết trên sàn chứng khoán, có mã giao dịch riêng và có hoạt động giao dịch tương tự như chứng khoán cơ sở (CKCS) trên sàn HOSE.
Mỗi chứng quyền sẽ luôn gắn liền với một mã chứng khoán cơ sở để làm căn cứ tham chiếu. Sự biến động giá tăng giảm của mã chứng khoán cơ sở sẽ dùng để xác định lãi/lỗ của nhà đầu tư.
*
Chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là một công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng mà trong đó giá trị của chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào một hay nhiều loại tài sản cơ sở.
Có thể hiểu, các sản phẩm chứng khoán phái sinh cho phép nhà đầu tư đặt cược vào sự “tăng” hoặc “giảm” của tài sản cơ sở trong tương lai. Nếu sự thay đổi đó diễn ra đúng như dự đoán của nhà đầu tư, nhà đầu tư sẽ có lời.
Chứng khoán phái sinh được triển khai dưới 4 loại chính bao gồm:
- Hợp đồng kỳ hạn
- Hợp đồng tương lai
- Hợp đồng quyền chọn
- Hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai được lựa chọn là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên triển khai tại Việt Nam. Hợp đồng tương lai là một dạng hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch tại thị trường tập trung (Sở Giao dịch chứng khoán).
Có 2 sản phẩm Hợp đồng tương lai cơ sở bao gồm:
- Hợp đồng tương lai trên cơ sở chỉ số cổ phiếu (VN30 và HN30)
- Hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ.
Các thuật ngữ trong chứng khoán liên quan đến các Quỹ
Quỹ mở (Quỹ mở cổ phiếu và Quỹ mở trái phiếu)
Quỹ mở là quỹ được góp vốn bởi nhiều nhà đầu tư có cùng mục tiêu đầu tư, được quản lý bởi một công ty quản lý quỹ uy tín.
Quỹ mở bao gồm:
- Quỹ mở cổ phiếu: Các chuyên gia đầu tư dày kinh nghiệm của quỹ sẽ dùng nguồn vốn quỹ đầu tư tiền vào cổ phiếu sau khi sàng lọc và lựa chọn kỹ càng.
- Quỹ mở trái phiếu: Các chuyên gia đầu tư dày dặn kinh nghiệm của quỹ sẽ dùng nguồn vốn quỹ đầu tư tiền vào trái phiếu trên thị trường.
Từ việc đầu tư đó sẽ mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư trong trung và dài hạn.
Đặc điểm của các quỹ mở:
- Quỹ có thời gian hoạt động không xác định.
- Quỹ mở phát hành và mua lại chứng chỉ quỹ không giới hạn.
- Việc mua/bán lại chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ.
- Giá giao dịch căn cứ vào trị giá tài sản ròng trên 1 đơn vị quỹ (NAV/CCQ)
*
Quỹ đóng
Quỹ đóng là hình thức quỹ chỉ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành hoạt động huy động vốn và không được phát hành lại trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Các quỹ đóng hoạt động sinh lời tương tự như quỹ mở, các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm sẽ dùng vốn quỹ để đầu tư trên thị trường chứng khoán mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Đặc điểm của quỹ đóng:
- Quỹ có thời gian hoạt động xác định.
- Quỹ sẽ không mua lại chứng chỉ quỹ khi nhà đầu tư có nhu cầu. Bù lại, chứng chỉ quỹ đóng được niêm yết. Nhà đầu tư giao dịch chứng chỉ quỹ như một chứng khoán niêm yết thông qua sàn giao dịch và công ty môi giới chứng khoán.
- Giá giao dịch: Căn cứ vào nhu cầu mua/bán trên thị trường.
*
Quỹ ETF
Quỹ hoán đổi danh mục hay Quỹ ETF (Exchange Traded Fund) là quỹ hoạt động mô phỏng theo sự biến động của một chỉ số tham chiếu, ví dụ như chỉ số chứng khoán.
Giấy chứng nhận sở hữu một phần quỹ ETF của nhà đầu tư được gọi là chứng chỉ ETF.
Các loại quỹ ETF phổ biến:
- Quỹ ETF cổ phiếu: Mô phỏng các bộ chỉ số cổ phiếu.
- Quỹ ETF trái phiếu: Mô phỏng các bộ chỉ số trái phiếu.
- Quỹ ETF theo ngành: Mô phỏng một ngành hoặc một lĩnh vực sản xuất cụ thể.
Đặc điểm của quỹ ETF:
- Nhà đầu tư có thể tiếp cận được một bộ chỉ số mà không cần phải mua toàn bộ các cổ phiếu thành phần trong bộ chỉ số đó.
- Chi phí Quỹ ETF thường thấp vì quỹ áp dụng chiến lược đầu tư thụ động. Không cần các chuyên gia phải dành thời gian phân tích để lựa chọn cổ phiếu.
- Quỹ ETF công bố danh mục đầu tư hàng ngày.
- Các chứng chỉ ETF được mua/bán trên sàn giao dịch mỗi ngày với giá thay đổi theo cung cầu và biến động thị trường.

T+0, T+1, T+2, T+3 (T: Ngày giao dịch diễn ra)
- T+0: Ngày thực hiện giao dịch mua/bán chứng khoán.
- T+1: Ngày giao dịch tiếp theo của ngày thực hiện giao dịch mua/bán chứng khoán. Chứng khoán mới mua hoặc tiền bán chứng khoán lúc này vẫn đang bị phong tỏa, chưa về tài khoản.
- T+2: Tiền sẽ về tài khoản sau 8h sáng ngày T+2. Chứng khoán sẽ về tài khoản sau 16h ngày T+2. (Ngày thanh toán)
- T+3: Từ ngày T+3 nhà đầu tư có thể thực hiện các giao dịch với chứng khoán đã mua.
Các chỉ số chứng khoán
Index : Là chỉ số thị trường chứng khoán phản ánh tình hình thị trường cổ phiếu. Phản ánh mức vốn hóa của thị trường tại một thời điểm bất kỳ.
- VN-Index : Chỉ số thể hiện sự biến động của các cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE.
- HNX-Index : Chỉ số thể sự hiện biến động các cổ phiếu được niêm yết trên sàn HNX.
Các thuật ngữ trong chứng khoán liên quan đến phân tích kỹ thuật
Xu hướng giá
Có 3 loại xu hướng trên thị trường là:
- Tăng (Uptrend).
- Giảm (Downtrend).
- Đi ngang (Sideway).
Nhờ xác định xu hướng giá cổ phiếu mà nhà đầu tư sẽ có hành động phù hợp. Nhà đầu tư mua khi cổ phiếu ở trong xu hướng tăng. Bán khi cổ phiếu đang ở xu hướng giảm. Giao dịch thận trọng theo dõi thị trường để mua gom tích lũy hoặc bán thoát hàng dần khi cổ phiếu ở trong xu hướng đi ngang.
Cổ phiếu vượt đỉnh
Vượt đỉnh là một dấu hiệu kỹ thuật mà cổ phiếu tăng giá vượt qua giá cao nhất trong quá khứ và thường sẽ tăng rất mạnh. Đây cũng là một phương pháp chọn điểm mua hiệu quả trong đầu tư tăng trưởng ở xu hướng thị trường giá lên. Nếu chọn đúng mã cổ phiếu và xu hướng thị trường thuận lợi thì xác suất thành công rất cao.
*
Thị trường giá lên – Bull Market
Là thị trường chứng khoán hoạt động theo chiều giá lên và có giá các loại chứng khoán tăng nhanh hơn mức bình quân trong lịch sử của chúng trong một thời gian dài với lượng mua bán lớn .
Thị trường Giá Xuống – Bear Market
Thị trường theo chiều hướng xuống Giá rớt trong một thời khoảng kéo dài.
Bẫy giảm giá – Bear Trap
Là một loại tín hiệu giả cho thấy dường như chứng khoán đang có dấu hiệu đảo chiều và đang bắt đầu giảm giá sau một đợt tăng liên tiếp để thu hút những nhà đầu tư mới.
Bẫy tăng giá – Bull Trap
Ngược với bẫy giảm giá thì bẫy tăng giá là một dạng một tín hiệu giả cho thấy dường như chứng khoán đang có dấu hiệu tăng giá sau một đợt sụt giảm liên tiếp.
Thuật ngữ về giá chứng khoán
Mệnh giá : Mệnh giá là số tiền ghi trên cổ phiếu hay trái phiếu khi phát hành.
Thị giá : Thị giá là giá thị trường của các loại chứng khoán được mua, bán trên thị trường giao dịch tập trung.
Giá niêm yết : Giá niêm yết là mức giá của cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch đầu tiên và được hình thành dựa trên mối quan hệ cung – cầu của thị trường.
Giá khớp lệnh : Giá khớp lệnh là mức giá được xác định từ kết quả khớp lệnh của Trung tâm giao dịch chứng khoán. Thỏa mãn được tối đa nhu cầu của người mua và người bán chứng khoán.
Giá mở cửa – Open Price : Giá mở cửa là giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm trước.
Giá Cao nhất – High Price : High Price là giá cao nhất trong mộ phiên giao dịch hoặc trong một chu kỳ theo dõi biến động giá.
*
Giá thấp nhất – Low Price : Low Price là giá thấp nhất trong một phiên giao dịch hoặc trong một chu kỳ theo dõi biến động giá.
Giá đóng cửa : Giá đóng cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch.
Giá tham chiếu : Giá tham chiếu là mức giá làm cơ sở cho việc tính dao động giá chứng khoán trong phiên giao dịch.
Biên độ giao động giá : Biên độ giao động giá là giới hạn giá chứng khoán có thể biến đổi tối đa trong phiên giao dịch so với giá tham chiếu.
Giá sàn : Giá sàn là mức giá thấp nhất mà một loại chứng khoán có thể được thực hiện trong phiên giao dịch.
Giá trần : Giá trần là mức giá cao nhất mà một loại chứng khoán có thể được thực hiện trong phiên giao dịch.
Các thuật ngữ trong chứng khoán liên quan đến công ty phát hành
Công ty niêm yết
Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng. Cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán.
IPO
Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng.
Vốn hóa
Tổng giá trị cổ phần của các doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết.
Giá chào mua
Là giá niêm yết vào lần phát hành đầu tiên của một cổ phiếu của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Danh mục chứng khoán
Là tập hợp danh sách các mã chứng khoán trong tài khoản chứng khoán hoặc danh sách các mã quan tâm theo lựa chọn.
Lợi suất hay tỷ suất lợi nhuận
Phản ánh tổng giá trị của cổ tức được nhận. Đại diện bằng phần trăm của thị giá cổ phiếu. Là thước đo lợi nhuận cụ thể mà các nhà đầu tư nhận được từ mỗi cổ phiếu.
Báo cáo thường niên
Là bản báo cáo của các công ty đại chúng phát hành – các công ty phát hành chứng khoán, xuất bản được công bố hằng năm nhằm phục vụ cho các cổ đông.
Bảng cân đối kế toán
Là một loại báo cáo tài chính phản ánh tất cả các khoản nợ và tài sản của một công ty.
*
Giá trị sổ sách – Book Value
Là giá trị cho biết giá trị tài sản của công ty còn lại thực sự là bao nhiêu nếu quyết định ngừng hoạt động kinh doanh.
Giá trị vốn hóa thị trường – Market Capitalization
Đây là thước đo quy mô của một doanh nghiệp. Đồng thời cũng là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp. Và được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này trên sàn chứng khoán.
Báo cáo tài chính – Financial Statement
Báo cáo tài chính là các bản ghi chính thức về tình hình các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
Hệ số Alpha – Alpha Indicator
Alpha là một thước đo tỷ suất sinh lợi dựa trên rủi ro đã được điều chỉnh.
Hệ số Beta – Beta Indicator
Hay còn gọi ngắn là Beta là hệ số đo lường mức độ biến động. Hay còn gọi là thước đo rủi ro của một loại chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong mối tương quan với toàn bộ thị trường.
Trên đây chúng tôi đã tổng hợp các thuật ngữ trong chứng khoán thường sử dụng nhất. Vẫn còn rất nhiều các thuật ngữ khác mà nhà đầu tư có thể tìm hiểu thêm.
Bạn hãy mở tài khoản chứng khoán tại đây để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.
Mời bạn xem bài viết: Hướng dẫn cách mở tài khoản chứng khoán VPS online